SJ Company - шаблон joomla Форекс
ảnh đào tạo địa phương

(TBTCO) - Dự kiến đến năm 2030 sẽ có khoảng 100.000 doanh nghiệp nông nghiệp, 30.000 hợp tác xã, 70.000 tổ hợp tác và 70.000 trang trại nông nghiệp. Với số lượng này sẽ có khoảng 6 triệu lao động có nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp.
Lao động
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: NNK

Đó là thông tin tại hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn”, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức, ngày 9/8/2019 tại Hà Nội.

Theo báo cáo của Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), giai đoạn 10 năm tới (từ năm 2020 đến năm 2030), nhu cầu đào tạo nghề lao động nông nghiệp của lao động khu vực nông thôn sẽ rất lớn. Dự báo sẽ có 4,5 – 6 triệu lao động có nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp, với mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn, trong đó tập trung đào tạo chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao đông nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên môn hóa, giúp nông dân thực sự trở thành công nhân nông nghiệp....

Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cho biết, dự kiến đến năm 2030 sẽ có khoảng 100.000 doanh nghiệp nông nghiệp, 30.000 hợp tác xã, 70.000 tổ hợp tác và 70.000 trang trại nông nghiệp.

Bên cạnh đó, quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp dự kiến sẽ hình thành 13 sản phẩm chủ lực cấp quốc gia; 200 - 300 sản phẩm chủ lực cấp vùng và tỉnh và khoảng 2.500 sản phẩn nông nghiệp của địa phương, sản phẩm "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP)...

Trong giai đoạn 2020 - 2030, để tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt trên 5%/năm; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt từ 55 - 65%, ông Lê Đức Thịnh cho rằng, năm 2020 cần xây dựng bộ dữ liệu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trong bối cảnh đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, xây dựng đề án đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm của ngành trong giai đoạn 2021 - 2030 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng chương trình, tài liệu khung với nội dung phù hợp với yêu cầu thực tiễn về sản xuất nông nghiệp, ưu tiên các chương trình đào tạo về nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp số và khởi nghiệp cho lao động trẻ…

Bà Valentina Barcucci - chuyên gia Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam cho rằng, cần đưa hệ thống khuyến nông và hệ thống giáo dục nghề nghiệp lại gần nhau hơn. Việt Nam cần có sự công nhận, chứng chỉ đào tạo nghề. Người lao động có thể sử dụng chứng chỉ đào tạo ở mọi nơi và có thể tiếp tục nâng cao mức độ cấp chứng chỉ thông qua hệ thống công nhận kỹ năng. Do đó, Việt Nam cần xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho các nghề đào tạo.

Theo bà Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cần tập trung đào tạo cho lao động nông thôn theo nhu cầu của doanh nghiệp, hợp tác xã, xu hướng phát triển của nông nghiệp hiện nay; ưu tiên đào tạo nghề theo quy chuẩn, đào tạo nghề: chế biến, bảo quản thực phẩm; tăng cường đào tạo nghề dài hạn, tăng số thời gian thực hành nghề tại các doanh nghiệp, trang trại… ; đa dạng hình thức dạy nghề, đổi mới nội dung dạy, có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với cơ sở đào tạo nghề.

Trong giai đoạn 2016 - 2019, 1,15 triệu lao động nông thôn đã được đào tạo, đạt 82% kế hoạch của giai đoạn 2016 - 2020. Trong giai đoạn này, các địa phương đã lựa chọn các ngành nghề đào tạo đáp ứng yêu cầu sản xuất của nông dân, phát huy hiệu quả sản xuất, chú trọng các ngành nghề chủ lực là thế mạnh gắn với tái cơ cấu nông nghiệp; gắn đào tạo nghề với quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, mô hình khuyến nông, dự án phát triển sản xuất tạo việc làm cho lao động nông thôn.

TRUNG TÂM
QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ HỖ TRỢ SINH VIÊN

Địa chỉ: Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội

Điện thoại: 024.626.7690 - 024.626.7578

Email: qhcc-htsv@vnua.edu.vn; Website: www.qhcc.vnua.edu.vn

Thống kê truy cập

Hôm nay 8

Hôm qua 25

Tổng 96533