SJ Company - шаблон joomla Форекс

khảo sát

Tại các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới và Việt Nam hiện nay, việc nắm bắt được thông tin người học sau tốt nghiệp là một việc vô cùng quan trọng nhằm giúp cho các nhà quản lý có những định hướng phù hợp với sự phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

 

Tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, việc điều tra thông tin về tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp đã được Học viện thực hiện thường xuyên trong những năm gần đây. Qua công tác khảo sát sinh viên tốt nghiệp Học viện đã duy trì và tiếp tục xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các cựu sinh viên. Đồng thời việc điều tra thông tin sinh viên tốt nghiệp là một kênh thông tin kết hợp với việc điều tra khảo sát các nhà sử dụng lao động, các chuyên gia để Học viện thấy được chất lượng đào tạo của mình đang ở mức nào để có những bổ sung phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Trong phạm vi khảo sát sinh viên tốt nghiệp, nhóm khảo sát tập trung vào nhóm sinh viên mới tốt nghiệp sau 6 tháng và 12 tháng năm học học 2015-2016

Năm học 2015-2016 có tổng số 4587 sinh viên đại học tốt nghiệp chiếm 69,98% so với tổng số sinh viên đại học tuyển vào đầu năm học 2015-2016 và 597 sinh viên tốt nghiệp cao đẳng chiếm 72,71% tổng số sinh viên cao đẳng tuyển vào năm học 2015-2016. Trong tổng số 5184 sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng trên, nhà trường có khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp sau sáu tháng và một năm trong Hội chợ việc làm 2016 theo như kế hoạch hàng năm của Trung tâm Tư vấn việc làm và Hỗ trợ sinh viên để thu thập thông tin về việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

5. Phân tích thực trạng việc làm sinh viên sau tốt nghiệp

5.1. Tình hình việc làm sinh viên sau tốt nghiệp sau 6 tháng và sau 12 tháng: 

Kết quả nghiên cứu khảo sát cựu sinh viên được rút ra từ kết quả khảo sát trên 838 sinh viên tốt nghiệp đại học và 33 sinh viên tốt nghiệp cao đẳng năm học 2015-2016 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam như sau: 

Bảng 1: Tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học sau 6 và 12 tháng

 

Nội dung

SL sinh viên

Tỷ lệ (%)

Đã đi làm

806

96.18%

 Tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng ngành đào tạo (%)

776

96.27%

     -  Sau 6 tháng tốt nghiệp

730

90.57%

     -  Sau 12 tháng tốt nghiệp

776

96.27%

Tỷ lệ sinh viên có việc làm trái ngành đào tạo (%)

30

3.72%

Chưa đi làm

32

3.82%

Đang đi học

12

37.50%

Chưa tìm được công việc đúng chuyên ngành

4

12.50%

Đang chờ phỏng vấn

10

31.25%

Chưa có việc làm

6

18.75%

  

Kết quả trên ta thấy trong tổng số 838 phiếu trả lời có 806 sinh viên đại học trả lời đã có việc làm chiếm 96.18%, trong khi đó có 32 sinh viên chiếm 96.97% trong tổng 33 sinh viên cao đẳng trả lời đã có việc làm. Về việc làm trái ngành đạo tạo có 30 sinh viên đại học chiếm 3.72%; sinh viên cao đẳng có 1 sinh viên chiếm 3.03% trong tổng số sinh viên có việc làm; số còn lại là 32 cựu sinh viên đại học chiếm 3.82% tỷ lệ sinh viên đang đi học và chưa có việc làm chiếm, số lượng cựu sinh viên cao đẳng chưa đi làm và đang đi học hoặc đã đi làm nhưng đã nghỉ làm và đang tìm việc khác chiếm 30.30%. 

Bảng 2: Tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sau 6 và 12 tháng

 

Nội dung

SL sinh viên

Tỷ lệ (%)

Đã đi làm

32

96.97%

 Tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng ngành đào tạo (%)

32

96.97%

     -  Sau 6 tháng tốt nghiệp

29

87,88%

     -  Sau 12 tháng tốt nghiệp

32

96.97%

Tỷ lệ sinh viên có việc làm trái ngành đào tạo (%)

1

3.03%

Chưa đi làm

10

30.30%

Đang đi học

2

20.00%

Chưa tìm được công việc đúng chuyên ngành

0

0.00%

Đang chờ phỏng vấn

3

30.00%

Chưa có việc làm

5

50.00%

 

5.2. Về loại hình doanh nghiệp nơi sinh viên đang công tác:

Bảng 3:Loại hình doanh nghiệp nơi sinh viên tốt nghiệp đại học đang công tác:

Loại hình doanh nghiệp

Tỷ lệ sinh viên công tác (%)

Nhà nước

10.17%

Liên doanh

7.20%

Tổ chức phi chính phủ

3.23%

Cổ phần

7.94%

Trách Nhiềm hữu hạn

11.17%

Tự tạo việc làm

10.42%

Tư nhân

44.17%

100% vốn nước người

5.71%

Khác

0.00%

 

Bảng 4:Loại hình doanh nghiệp nơi sinh viên tốt nghiệp cao đẳng đang công tác: 

Loại hình doanh nghiệp

Tỷ lệ sinh viên công tác (%)

Nhà nước

6.06%

Liên doanh

3.03%

Tổ chức phi chính phủ

6.06%

Cổ phần

9.09%

Trách Nhiềm hữu hạn

9.09%

Tự tạo việc làm

15.15%

Tư nhân

51.52%

100% vốn nước người

0.00%

Khác

6.06%

 

Một trong những yếu tố nghiên cứu về lao động việc làm là làm sao để phù hợp với các chính sách phát triển của nhà nước cũng như việc phát triển đồng bộ các thành phần kinh tế. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành khảo sát sinh viên tốt nghiệp hiện đang làm ở các thành phần kinh tế nhà nước, tư nhân, liên doanh hay cá thể. Nếu như trước đây số lượng sinh viên làm việc trong các tổ chức nhà nước chiếm tỷ lệ cao do đặc thù nghề nghiệp thì nay cơ cấu lao động đã chuyển dịch dần và ngày càng rõ nét về phía các doanh nghiệp tư nhân chiếm 56% và liên doanh chiếm 28% qua đó cho thấy nền kinh tế nhà nước đang đi đúng hướng kinh tế thị trường và cơ hội việc làm cho sinh viên trong các tổ chức này ngày càng tăng lên. Đồng thời cho thấy đang dần nổi nên các thành phàn kinh tế cá thể với hình thức sinh viên đi học về tự kinh doanh hay mở trang trại, nhà vườn cho bản thân và gia đình của mình.

5.3. Về thu nhập bình quân của sinh viên sau tốt nghiệp

Bảng 4: Số liệu mức thu nhập theo tháng của sinh viên đại học sau tốt nghiệp

năm 2015

Mức lương tháng/triệu

Số lượng

Tỷ lệ (%)

3 triệu

64

7.94%

3-5tr (4tr)

234

29.03%

5-7 tr (6tr)

288

35.73%

> 7tr (8tr)

220

27.30%

Thu nhập bình quân

5.73 triệu/tháng

Số liệu ở biểu đồ trên cho thấy phần lớn sinh viên ra trường có mức thu nhập bình quân là 5.73 triệu/tháng với sinh viên tốt nghiệp đại học và với sinh viên tốt nghiệp cao đẳng có mức thu nhập bình quân là 4.91 triệu/tháng. Qua bảng 4 và biểu đồ 5 ta thấy mức thu nhập của sinh viên ra trường đã có sự tăng lên so với bình quân lương của sinh viên tốt nghiệp năm 2014 là 5.44 triệu/tháng với sinh viên đại học, còn sinh viên cao đẳng là 4.91 triệu/tháng so với năm 2014. Số liệu này cho thấy mức lương của sinh viên sau tốt nghiệp tiếp tục được các nhà tuyển dụng đánh giá cao và cho thấy sinh viên của Học viện đã tự khẳng định được vị thế mình trong thị trường lao động hiện nay.

Bảng 5: Số liệu mức thu nhập theo tháng của sinh viên cao đẳng sau tốt nghiệp năm  2015

 

Mức lương tháng/triệu

Số lượng

Tỷ lệ (%)

3 triệu

3

9.09%

3-5tr (4tr)

13

39.39%

5-7 tr (6tr)

17

51.52%

> 7tr (8tr)

0

 

Thu nhập bình quân

4.91 triệu/tháng

 

5.4. Về đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của công việc:

a.Đánh giá của doanh nghiệp về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc sau tốt nghiệp

Bảng 6: Đánh giá doanh nghiệp về sinh viên tốt nghiệp đại học về  khả năng đáp ứng yêu cầu công việc sau tốt nghiệp

Nội dung

Tỷ lệ%

Tỷ lệ sinh viên đáp ứng yêu cầu của công việc, có thể sử dụng được ngay (%)

80.89%

Tỷ lệ sinh viên cơ bản đáp ứng yêu cầu của công việc, nhưng phải đào tạo thêm (%)

12.10%

Tỷ lệ sinh viên phải được đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung ít nhất 6 tháng (%)

7.01%

 

Theo kết quả bảng khảo sát cho thấy tỷ lệ việc làm với sinh viên sau tốt nghiệp có chuyên ngành đào tạo phù hợp với công việc chiếm 80,89%, số sinh viên có việc làm cơ bản đáp ứng yêu cầu của công việc, nhưng phải đào tạo thêm chiếm 12,10%, số còn lại là sinh viên có việc làm không phù hợp chiếm 7,01%. Kết quả trên cho thấy số lượng sinh viên tìm được việc đúng chuyên ngành chiếm số đông nhất, số liệu về sinh viên tìm được việc ít phù hợp và không phù hợp giảm dần so với các năm 2013 là 10,53% và 2014 là 12%. Để có được những số liệu như vậy,  Ban lãnh đạo Học viện đã và đang có những chính sách và biện pháp hỗ trợ rất tích cực cho người học sau khi tốt nghiệp nhằm tiếp túc hỗ trợ cho người học có được kiến thức chuyên ngành phù hợp nhất với công việc.

Bảng 7: Đánh giá của doanh nghiệp về sinh viên tốt nghiệp cao đẳng về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc sau tốt nghiệp

Nội dung

Tỷ lệ%

Tỷ lệ sinh viên đáp ứng yêu cầu của công việc, có thể sử dụng được ngay (%)

72.97%

Tỷ lệ sinh viên cơ bản đáp ứng yêu cầu của công việc, nhưng phải đào tạo thêm (%)

24.32%

Tỷ lệ sinh viên phải được đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung ít nhất 6 tháng (%)

2.70%

 

c. Đánh giá của sinh viên tốt nghiệp về chất lượng đào tạo của nhà trường:

Bảng 8: Đánh giá của sinh viên tốt nghiệp đại học về chất lượng đào tạo

của nhà trường

Nội dung

Tỷ lệ%

Tỷ lệ sinh viên trả lời đã học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp (%)

76.43%

Tỷ lệ sinh viên trả lời chỉ học được một phần kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp (%)

19.35%

Tỷ lệ sinh viên trả lời KHÔNG học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp

4.22%

 

Kết quả điều tra bảng 8 cho thấy 76.63% cựu sinh viên đại học và 81.82% sinh viên tốt nghiệp cao đẳng cho rằng đã học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp, có 19.35% cựu sinh viên đại học và 12.12% sinh viên tốt nghiệp cao đẳng đồng ý và trả lời chỉ học được một phần kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp còn lại 4.22% sinh viên đại học và 6.06% sinh viên tốt nghiệp cao đẳng cho rằng không học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp. Với số liệu khảo sát bên trên đã cho thấy nhà trường cần tiếp túc rà soát, điều chỉnh, cải tiến về chương trình đào tạo, bổ sung các lớp kỹ năng mềm, thực hành, thực tập để giúp cho người học có thêm nhiều kỹ năng nhằm đáp ứng với nhu cầu của các doanh nghiệp tuyển dụng lao động.

Bảng 9: Đánh giá của sinh viên tốt nghiệp cao đẳng về chất lượng đào tạo

của nhà trường

Nội dung

Tỷ lệ%

3.1 Tỷ lệ sinh viên trả lời đã học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp (%)

81.82%

3.2 Tỷ lệ sinh viên trả lời chỉ học được một phần kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp (%)

12.12%

3.3 Tỷ lệ sinh viên trả lời KHÔNG học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp

6.06%

 

5. Đánh giá chung

            Qua khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp của Học viện năm 2015, Trung tâm Tư vấn việc làm và Hỗ trợ sinh viên có một số nhận định và đánh giá như sau:

  1. Về chương trình đào tạo:
  2. Về phương pháp giảng dạy:

Thường xuyên rà soát nội dung các chương trình đào tạo và mô tả chi tiết nội dung môn học, đồng thời cùng mời các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo để biết doanh nghiệp cần gì ở người lao động, có vậy sẽ giúp người học có những kiến thức và kỹ năng phù hợp nhất để đáp ứng nhu cầu công việc của nhà tuyển dụng lao động. 

Nên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm thu hút người học, giảng viên nên sử dụng nhiều hơn các thiết bị giảng dạy, đồng thời có những ví dụ minh họa cụ thể  hoặc cầm tay chỉ việc để người học có những hình dung thật nhất về chuyên ngành mình đang theo học.

Nên có nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức tự học của sinh viên, chủ động trong học tập hơn là tư duy lối mòn thầy giảng học sinh học theo mà cần phải đưa lại những thông tin phản hồi lại thông tin của thầy nhằm tạo ra những ý tưởng khác biệt so với kiến thức giáo trình.

  1. Ý kiến đề xuất của cựu sinh viên:

 

-   Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm cho sinh viên.

 

-   Tăng thực hành, thực tế trong thời gian học ở trường.

 

-   Tổ chức cho sinh viên được giao lưu với các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động,      

 

-   Nhà trường và các Khoa chuyên môn cần hợp tác nhiều hơn nữa với các đơn vị sử dụng lao động tìm kiếm việc làm cho sinh viên.

      Trên đây là báo cáo kết quả điều tra khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp sau 6 tháng và 12 tháng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam do nhóm khảo sát của Trung tâm TVVL&HTSV thực hiện nhằm hỗ trợ các bên liên quan có những điều chỉnh phù hợp với tiêu chí của mỗi bên.

 

TRUNG TÂM
QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ HỖ TRỢ SINH VIÊN

Địa chỉ: Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội

Điện thoại: 024.626.7690 - 024.626.7578

Email: qhcc-htsv@vnua.edu.vn; Website: www.qhcc.vnua.edu.vn

Thống kê truy cập

Hôm nay 10

Hôm qua 25

Tổng 96535